Cây ăn quả và dược liệu
Cây ổi là loài cây gỗ nhỏ, cao từ 3-6 m, có kỹ thuật trồng cây không phức tạp. Thân cây non có màu xanh, tiết diện vuông, có 4 cánh uốn lượn màu xanh do cuống lá kéo dài; thân già màu nâu xám, tiết diện tròn, có lớp vỏ mỏng trơn nhẵn bong ra thành từng mảng. Cây có nhiều lông mịn ở thân non, lá và các bộ phận của hoa. Lá đơn, mọc đối, không có lá kèm. Phiến lá hình bầu dục, gốc thuôn tròn, đầu có lông gai hoặc lõm, dài 11-16 cm, rộng 5-7 m, mặt trên màu xanh đậm hơn mặt dưới.
Kỹ thuật trồng cây ổi không khó
Lá ổi chứa tinh dầu (0,31%) trong đó có dl-limonen, β-sitosterol, acid maslinic, acid guajavalic. Trong lá ổi non và búp non còn có 7-10% tanin pyrogalic, khoảng 3% nhựa. Cây, quả ổi có pectin, vitamin C. Hạt có tinh dầu hàm lượng cao hơn trong lá, vỏ thân có chứa acid ellagic.
Cây ổi thường được dùng trị viêm ruột cấp và mạn, kiết lỵ, trẻ em khó tiêu hóa. Lá tươi còn được dùng khi bị chấn thương bầm dập, vết thương chảy máu và vết loét. Lá ổi chữa tiêu chảy và đau bụng đi ngoài. Lá, búp ổi non còn được dùng chữa bệnh zona.
Để thu về lợi nhuận và chất lượng quả cao, người trồng nên áp dụng kỹ thuật trồng cây
Hiện nay có nhiều giống ổi như: ổi Bo, ổi xá lị, ổi mỡ, ổi đào, ổi nghệ; gần đây có một số giống mới không hạt như: ổi không hạt Đài Loan, ổi Phugi, ổi không hạt MT1… 2. Thời vụ: ở miền Bắc, cây ổi được trồng chủ yếu vào vụ xuân hè (tháng 3 - tháng 5) và vụ hè thu (tháng 8 - tháng 10); ở miền Nam trồng vào đầu mùa mưa (tháng 5- tháng 6).
Chuẩn bị đất và hố trồng
Đất trồng cần được làm tơi xốp, thoáng, giữ nước tốt, tầng canh tác dày trên 50 cm; đặc biệt đất phù sa rất tốt cho cây ổi phát triển cho năng suất cao, quả ngon. Người trồng cần đào hố và bón lót trước khi trồng 3-4 tuần; hố có kích thước 50 x 50 x 50 cm (dài x rộng x sâu); mật độ trồng hàng cách hàng từ 2,5-3,0 m; cây cách cây từ 2,5 - 3,0, tương đương 1.400 - 1.500,0 cây/ha.
Kỹ thuật trồng cây
Trước khi trồng, người nông dân cần tỉa hết các mầm dại ở gốc (nếu có) sau đó tháo, bỏ các vật liệu quanh bầu; đặt cây vào giữa hố, lấp đất ngập gốc ghép 5-10 cm; cắm cọc buộc giữ cây khỏi bị gió rung,tưới ẩm ngay cho cây.
Ổi có giá trị cả về kinh tế và y học
Để tạo tán, người dân nên thường xuyên cắt tỉa bỏ mầm dại từ gốc ghép; khi cành ghép dài 40-50 cm bấm ngọn cho ra các cành cấp 2 và tiếp tục như thế cho cây ra cành cấp 3; mỗi cây để 8-10 cành ra đều các phía cho tán đẹp.
Ngoài ra, cây ổi cần luôn đảm bảo độ ẩm, khi gặp mưa lớn phải tháo hết nước ngay. Điểm đặc biệt của loại cây này là mỗi chùm hoa sau khi đậu quả chỉ để lại 1 quả/chùm.
Cách chăm sóc cây ổi
Bón phân: Người chăm nên bón lót mỗi hố bón từ 5 kg phân chuồng hoai mục + 1 kg phân hữu cơ sinh học HVP 401B + 100g vi lượng HVP Oganic + 0,5-1,0 kg lân super + 100g đạm urea + 100g kali + 0,5 kg vôi, đảo đều với đất bột (khoảng 2/3 độ sâu hố), sau đó đặt cây và cho đất bột lên trên dày từ 10-15 cm.
Bón thúc: Sau khi trồng một tháng, người trồng cần bón từ 0,1 - 0,2 kg NPK (16 – 16 -8)/cây; sau đó mỗi tháng bón từ 0,1-0,2 kg/cây. Khi cây mang trái, người nông dân cần bón NPK (20 – 20 - 15) bón mỗi tháng 0,2 – 0,3 kgđến khi quả bắt đầu chín.
Các bệnh về quả của cây ổi khá nhiều
Sau khi trồng khoảng 10 ngày, người chăm bón có thể sử dụng HVP 6-4-4 K-HUMAT phun và tưới gốc 2 lần mỗi lần cách nhau 7 -10 ngày để giúp cây phục hồi nhanh sau trồng. Sau đó, người trồng nên phun HVP 1001.S (16-16-8) để cây ra nhiều nhánh và dưỡng lá. Sau trồng khoảng 6 – 12 tháng, tùy từng giống (lúc bấm ngọn để kích thích cây ra hoa) người nông dân nên phun HVP 1601 (10 – 50 - 10) 2 lần mỗi lần cách nhau 7 – 10 ngày.
Trong thời kỳ cây ra nụ và chuẩn bị nở hoa, người chăm cây nên dùng HVP TĐT để tăng mật độ hoa và thúc đẩy trái to. Trong thời kỳ mang trái, để hạn chế rụng trái, cây cần được dùng HVP Siêu canxi siêu Bo và HVP 1001.S (6 – 20 – 20) phun 2 lần cách nhau 10 ngày để tăng trọng lượng trái. Cuối cùng, trước khi thu hoạch 20 ngày, người trồng cây nên phun HVP 1001.S (0 – 25 – 25) để tăng chất lượng trái thu hoạch.
Cách phòng trừ sâu bệnh
Người trồng không được tưới phân tươi, nước đã bị ô nhiễm cho cây để chống các bệnh chết cây. Khi xuất hiện bọ nẹt, rệp, sâu ăn lá, dòi đục quả, cây cần được phun Sherpa 0,2-0,3%, Trebon 0,2% hoặc bẫy bả sinh học như Vizubon,... Để phòng bệnh sương mai, đốm quả, người dân cần phun Ridomil 0,2%, Anvil 0,2% và có thể phòng bệnh hại và làm cho màu sắc quả đẹp bằng cách bao quả bằng túi polyetylen hoặc các vật liệu khác.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét