Thứ Tư, 5 tháng 8, 2015

Cây ăn quả và dược liệu
Cây ổi là loài cây gỗ nhỏ, cao từ 3-6 m, có kỹ thuật trồng cây không phức tạp. Thân cây non có màu xanh, tiết diện vuông, có 4 cánh uốn lượn màu xanh do cuống lá kéo dài; thân già màu nâu xám, tiết diện tròn, có lớp vỏ mỏng trơn nhẵn bong ra thành từng mảng. Cây có nhiều lông mịn ở thân non, lá và các bộ phận của hoa. Lá đơn, mọc đối, không có lá kèm. Phiến lá hình bầu dục, gốc thuôn tròn, đầu có lông gai hoặc lõm, dài 11-16 cm, rộng 5-7 m, mặt trên màu xanh đậm hơn mặt dưới.
Kỹ thuật trồng cây ổi không khó

Kỹ thuật trồng cây ổi không khó

Lá ổi chứa tinh dầu (0,31%) trong đó có dl-limonen, β-sitosterol, acid maslinic, acid guajavalic. Trong lá ổi non và búp non còn có 7-10% tanin pyrogalic, khoảng 3% nhựa. Cây, quả ổi có pectin, vitamin C. Hạt có tinh dầu hàm lượng cao hơn trong lá, vỏ thân có chứa acid ellagic.
Cây ổi thường được dùng trị viêm ruột cấp và mạn, kiết lỵ, trẻ em khó tiêu hóa. Lá tươi còn được dùng khi bị chấn thương bầm dập, vết thương chảy máu và vết loét. Lá ổi chữa tiêu chảy và đau bụng đi ngoài. Lá, búp ổi non còn được dùng chữa bệnh zona.
Để thu về lợi nhuận và chất lượng quả cao, người trồng nên áp dụng kỹ thuật trồng cây

Để thu về lợi nhuận và chất lượng quả cao, người trồng nên áp dụng kỹ thuật trồng cây

Hiện nay có nhiều giống ổi như: ổi Bo, ổi xá lị, ổi mỡ, ổi đào, ổi nghệ; gần đây có một số giống mới không hạt như: ổi không hạt Đài Loan, ổi Phugi, ổi không hạt MT1… 2. Thời vụ: ở miền Bắc, cây ổi được trồng chủ yếu vào vụ xuân hè (tháng 3 - tháng 5) và vụ hè thu (tháng 8 - tháng 10); ở miền Nam trồng vào đầu mùa mưa (tháng 5- tháng 6).
Chuẩn bị đất và hố trồng
Đất trồng cần được làm tơi xốp, thoáng, giữ nước tốt, tầng canh tác dày trên 50 cm; đặc biệt đất phù sa rất tốt cho cây ổi phát triển cho năng suất cao, quả ngon. Người trồng cần đào hố và bón lót trước khi trồng 3-4 tuần; hố có kích thước 50 x 50 x 50 cm (dài x rộng x sâu); mật độ trồng hàng cách hàng từ 2,5-3,0 m; cây cách cây từ 2,5 - 3,0, tương đương 1.400 - 1.500,0 cây/ha.

Kỹ thuật trồng cây

Trước khi trồng, người nông dân cần tỉa hết các mầm dại ở gốc (nếu có) sau đó tháo, bỏ các vật liệu quanh bầu; đặt cây vào giữa hố, lấp đất ngập gốc ghép 5-10 cm; cắm cọc buộc giữ cây khỏi bị gió rung,tưới ẩm ngay cho cây.
Ổi có giá trị cả về kinh tế và y học
Ổi có giá trị cả về kinh tế và y học
Để tạo tán, người dân nên thường xuyên cắt tỉa bỏ mầm dại từ gốc ghép; khi cành ghép dài 40-50 cm bấm ngọn cho ra các cành cấp 2 và tiếp tục như thế cho cây ra cành cấp 3; mỗi cây để 8-10 cành ra đều các phía cho tán đẹp.
Ngoài ra, cây ổi cần luôn đảm bảo độ ẩm, khi gặp mưa lớn phải tháo hết nước ngay. Điểm đặc biệt của loại cây này là mỗi chùm hoa sau khi đậu quả chỉ để lại 1 quả/chùm.
Cách chăm sóc cây ổi
Bón phân: Người chăm nên bón lót mỗi hố bón từ 5 kg phân chuồng hoai mục + 1 kg phân hữu cơ sinh học HVP 401B + 100g vi lượng HVP Oganic + 0,5-1,0 kg lân super + 100g đạm urea + 100g kali + 0,5 kg vôi, đảo đều với đất bột (khoảng 2/3 độ sâu hố), sau đó đặt cây và cho đất bột lên trên dày từ 10-15 cm.
Bón thúc: Sau khi trồng một tháng, người trồng cần bón từ 0,1 - 0,2 kg NPK (16 – 16 -8)/cây; sau đó mỗi tháng bón từ 0,1-0,2 kg/cây. Khi cây mang trái, người nông dân cần bón NPK (20 – 20 - 15) bón mỗi tháng 0,2 – 0,3 kgđến khi quả bắt đầu chín.
Các bệnh về quả của cây ổi khá nhiều
Các bệnh về quả của cây ổi khá nhiều
Sau khi trồng khoảng 10 ngày, người chăm bón có thể sử dụng HVP 6-4-4 K-HUMAT phun và tưới gốc 2 lần mỗi lần cách nhau 7 -10 ngày để giúp cây phục hồi nhanh sau trồng. Sau đó, người trồng nên phun HVP 1001.S (16-16-8) để cây ra nhiều nhánh và dưỡng lá. Sau trồng khoảng 6 – 12 tháng, tùy từng giống (lúc bấm ngọn để kích thích cây ra hoa) người nông dân nên phun HVP 1601 (10 – 50 - 10) 2 lần mỗi lần cách nhau 7 – 10 ngày.
Trong thời kỳ cây ra nụ và chuẩn bị nở hoa, người chăm cây nên dùng HVP TĐT để tăng mật độ hoa và thúc đẩy trái to. Trong thời kỳ mang trái, để hạn chế rụng trái, cây cần được dùng HVP Siêu canxi siêu Bo và HVP 1001.S (6 – 20 – 20) phun 2 lần cách nhau 10 ngày để tăng trọng lượng trái. Cuối cùng, trước khi thu hoạch 20 ngày, người trồng cây nên phun HVP 1001.S (0 – 25 – 25) để tăng chất lượng trái thu hoạch.
Cách phòng trừ sâu bệnh
Người trồng không được tưới phân tươi, nước đã bị ô nhiễm cho cây để chống các bệnh chết cây. Khi xuất hiện bọ nẹt, rệp, sâu ăn lá, dòi đục quả, cây cần được phun Sherpa 0,2-0,3%, Trebon 0,2% hoặc bẫy bả sinh học như Vizubon,... Để phòng bệnh sương mai, đốm quả, người dân cần phun Ridomil 0,2%, Anvil 0,2% và có thể phòng bệnh hại và làm cho màu sắc quả đẹp bằng cách bao quả bằng túi polyetylen hoặc các vật liệu khác. 

Chanh là loại cây ăn quả thuộc họ cam quýt có nguồn gốc á nhiệt đới. Chanh có nhiều giống, các giống thường gặp như: chanh giấy được nhiều người ưa chuộng vì mỏng vỏ, nhiều nước, vị thơm, chanh núm quả tròn, chanh thơm Indo, được nhập nội từ Indonesia, trái tròn, đẹp, chanh lima persa không hạt, chanh Eureka… Kỹ thuật trồng cây chanh đơn giản, dễ ra hoa, đậu quả, thích nghi với nhiều loại đất và nhiều vùng sinh thái ở nước ta.

Cách trồng
Thời vụ: Vụ xuân trồng vào tháng 2-3, vụ thu trồng từ tháng 8-10 và có thể trồng vào quanh năm. Mật độ: Hố đào rộng 60-80cm, độ sâu tuỳ theo chất đất. Nếu đất đồi khoảng 60-80cm, đất bằng khoảng 30-40cm. Bón lót 20-30kg phân hữu cơ. Khoảng cách hố trồng thích hợp là 3x3m hoặc 3x4m.
Lấy đất mặt liếp hoặc đất mương đã khô băm nhỏ rồi trộn thêm hỗn hợp phân chuồng hoai, tro trấu và phân lân, một ít thuốc trừ sâu để trị rệp sáp và tuyến trùng rễ, rồi đắp thành mô cao 5 tấc và rộng 5 tấc vuông. Móc lỗ đặt cây xuống, mặt đất bầu bằng mặt đất mô, cắm một cây kèm để giữ cho cây mới trồng đứng thẳng không bị gió lay động gốc và giúp cho rễ non mau phát triển.
Kỹ thuật trồng cây chanh đơn giản, dễ chăm sóc

Kỹ thuật trồng cây chanh đơn giản, dễ chăm sóc

Một thời gian sau, khi đợt non chuyển sang bánh tẻ thì có thể bón một ít phân NPK hoặc xịt thêm phân bón lá (Lay-O, Combi-5) để cho cây ra đợt đọt non mới đồng loạt hơn, có thể bấm tỉa những đọt quá dài để tạo tán cây tròn hơn không bị gió làm gãy. Thường thì đọt nhú ra khoảng 2 phân có thể xịt thuốc trừ sâu, đến khi đọt non có nhiều lá lụa có thể xịt thuốc trừ nấm bệnh. Tùy theo tình trạng cây hoặc chu kỳ ra đọt non mà áp dụng phân bón hợp lý.
Bón lót
Trước khi trồng, bón lót phân chuồng, phân hữu cơ hoai mục khoảng 20 kg/hố trồng. Bón phía dưới hố, lấp ít đất và đặt cây con để trồng. Sau khi trồng, tưới nước giữ ẩm vừa phải cho cây. Có thể tưới từ 2 – 3 ngày/lần cho những tuần đầu sau trồng. Sau đó khoảng 1 tuần – 10 ngày tưới 1 lần. Luôn chú ý giữ sạch cỏ dại.
Bón thúc
Năm đầu tiên, bón thúc với liều lượng 1 muỗng canh phân urea pha với bình 10 lít nước để tưới cho cây. 1 năm tưới 3 – 4 lần. Cây chanh dễ trồng và dễ chăm sóc, tuy nhiên muốn đạt năng suất, chất lượng cao cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng như những loại cây trồng khác.
Có thể bổ sung phân lân, kali và các yếu tố vi trung, vi lượng thông qua bón thêm phân hữu cơ và hữu cơ khoáng theo khuyến cáo. Khi tưới bằng phân hữu cơ ngâm pha loảng tỷ lệ khoảng từ 1 – 5 để tưới cho cây. Bón thúc từ năm thứ hai là 100 – 500g phân urea/cây/năm.
Trong quá trình cây phát triển cần bón lót và bón thúc cho cây
Trong quá trình cây phát triển cần bón lót và bón thúc cho cây
Chia làm 3 – 4 lần bón vào gốc lấp đất hoặc pha nước tưới. Nếu tưới cần tưới xả lại một lần với nước lã. Chú ý phòng trừ sâu bệnh cũng như chăm sóc, tỉa cành cho cây thường xuyên. Cắt bỏ những cành rậm rạp sát gốc, cành trong tán, hoặc cành khô già, cành nhỏ, cành vượt để tạo độ thông thoáng cho cây cho năng suất tốt.
Phòng trừ bệnh
Sâu chích hút (như bọ xít, rầy, rệp): Dùng tay bắt giết hoặc phun Bi58 0,05-0,1%, Basa 0,2%. Sâu bùa vẽ: Phun Padan 95WP nồng độ 0,05-0,1%, hoặc dùng hỗn hợp 20ml Decis 25EC+1 lít Bi58 rồi pha loãng với nước nồng độ 0,05-0,07% để phun.
Nhện trắng gây rám quả: Phun lưu huỳnh bột 20-25kg/ha hoặc Zineb 0,3-0,5%. Nhện đỏ: Phun Polytrin 40EC nồìng độ 0,1%, Supracid 40EC 0,2%. Sâu đục thân, cành: Bắt giết xén tóc, bẻ cành chớm héo, lấy giây mây bắt sâu non.
Kỹ thuật trồng cây chanh không thể thiếu khâu chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh

Kỹ thuật trồng cây chanh không thể thiếu khâu chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh

Bệnh đốm đen, bệnh loét, ghẻ: Phun Zineb 0,5%, oxy clorua đồng 0,3-0,5%, Maneb 0,3-0,5%. Bệnh phấn trắng: Phun Topsin M nồng độ 0,075-0,1%, lưu huỳnh bột (20-30kg) trộn với (7- 10kg) vôi bột để phun cho 1ha.
Xử lý cho cây ra hoa, đậu quả
Ngay từ bây giờ cần dừng hẳn việc bón phân, hạn chế tưới nước (chỉ duy trì mức độ ẩm cần thiết để cây không bị khô héo) nhằm hạn chế nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây khoảng 3-4 tuần. Hái bỏ hết các quả nhỏ (nếu có) trên cây, dùng kéo làm vườn cắt bỏ bớt các chồi vượt, các cành già, cành tăm, cành nhỏ mọc trong tán làm cho cây thông thoáng, tạo điều kiện cho các cành hè, cành thu sớm thuần thục đồng thời dùng cào sắt có răng xới nhẹ xung quanh gốc làm đứt bớt rễ nhằm giúp cây chuẩn bị phân hóa mầm hoa và ra hoa vào đầu năm tới (tháng 2-3).
Vào khoảng đầu tháng 12 ngừng hẳn tưới nước để tạo khô hạn cho cây khoảng 1 tháng, sau đó bón phân trở lại và tưới đẫm nước trong 2-3 ngày liên tục, cây sẽ ra hoa đồng loạt. Nếu gặp trời mưa, dùng nilon phủ kín gốc không cho nước mưa thấm vào vùng đất quanh cây.
ÁP dụng kỹ thuật trồng cây để xử lý cho cây ra hoa, đậu quả tốt nhất
Áp dụng kỹ thuật trồng cây để xử lý cho cây ra hoa, đậu quả tốt nhất
Khi chanh đã đậu quả bằng đầu ngón tay, bón thêm phân NPK 16-16-8 khoảng 0,5-0,7 kg/cây để nuôi quả lớn. Những năm sau thì tăng lượng phân lên tùy theo tuổi cây và sản lượng thu hoạch. Với các tỉnh phía Nam, các công đoạn xử lý trên đây cần làm sớm hơn miền Bắc 1 tháng.
Xử lý cho chanh ra hoa trái vụ
Kinh nghiệm của bà con nhiều địa phương, đặc biệt là các tỉnh phía Nam, để chanh ra 2 vụ/năm và ra quả trái vụ để bán được giá theo ý muốn, cần tác động một số biện pháp sau: Khi chanh chính vụ đang nở hoa rộ, muốn làm chanh trái vụ cần cuốc sâu 20-30cm xung quanh tán cây. Đồng thời ngừng tưới nước, tưới phân, hái bớt quả bằng tay hoặc phun Ethrel làm rụng bớt 50% trái chính vụ, sau đó lấp đất lại.
Sau 7-10 ngày cây chanh sẽ trút 40-50% lá non, lộc non và lá bánh tẻ. Cuốc rãnh sâu 10cm xung quanh tán, bón mỗi gốc 1-2kg kali clorua (tùy tuổi cây), để đất khô trong vòng 1 tháng, sau đó tưới ẩm và chăm sóc bình thường. Khoảng 30 ngày sau cây chanh tiếp tục nẩy lộc, ra hoa, ra quả vào tháng 6-7, cho thu quả vào tháng 12-2 năm sau.
So với các loại cây ăn quả khác bơ là loại cây dễ trồng, khả năng thích nghi rộng, chống chịu khá với các bất lợi của môi trường như hạn hán, gió, đất nghèo dinh dưỡng. Ngoài vấn đề về dinh dưỡng, bơ còn là một loại trái cây khá an toàn, do có vỏ dày nên hạn chế được các loài sâu hay côn trùng chích hút, thuốc bảo vệ thực vật rất ít được dùng cho cây bơ.

1. Đất trồng:
Cây bơ trồng được ở nhiều loại đất nhưng thích hợp nhất ở đất đỏ bazan. Địa hình đất trồng bơ bắt buột phải thoát nước tốt, đây là lý do miền Tây Nam bộ khó phát triển được bơ. Độ pH đất từ 5 – 6, trên đất cà phê cần bổ sung vôi. Ở vùng đất quá dốc thì thiết kế theo đường đồng mức, tạo băng để hạn chế xói mòn.

2. Giống trồng:
Cây bơ trồng từ hạt phân ly rất lớn trên nhiều tính trạng và chất lượng quả. Phải trồng cây ghép đúng giống tốt, cây sinh trưởng khỏe, chống chịu sâu bệnh, năng suất đạt cao, dạng quả và chất lượng quả đãm bảo được thị trường trong nước và phù hợp một số tiêu chuẩn xuất khẩu. Hiện nay Công ty TNHH Một Thành Viên  Dak Farm - Đơn vị duy nhất sở hửu 05 cây đầu dòng bơ mùa nghịch được tỉnh DakLak công nhận qua Hội đồng khoa học theo quyết định số 814/QĐ-SNNNT ngày 29/12/2009 và Thông báo số 29/SNNPTNT-TB ngày 27/04/2010 (www.caygiongdakfarm.vn).


3. Mật độ, cách trồng
- Điều kiện trồng thuần bơ, thiết kế khoảng cách 8m x 7m hoặc 9m x 6m, trồng xen kết hợp che bóng, chắn gió cho cà phê thiết kế 9m x 9m hoặc 9m x 12m, vườn trồng mới cà phê nên hạn chế xen bơ ở khoảng trống nơi ngã tư

-  Hố đào 60 x 60 x 60cm bón lót mỗi hố 15 – 20 kg phân chuồng hoai (bổ sung men vi sinh), 0,5kg lân Ninh Bình, rải 0,3 -0,5kg vôi.

- Dùng dao rạch vòng tròn bỏ đáy túi nilông, cắt bỏ những rễ mọc dài ra khỏi bầu đất, rạch dọc từ đáy lên 10cm, đặt mặt bầu thấp hơn mặt đất 5 cm có ngọn quay về hướng gió và lấp đất

½ bầu cây, rút túi ny lon từ từ kết hợp lấp và nén đất vào xung quanh bầu đất, nên xen kẽ các giống nhóm hoa A, B. Bơ mới trồng rất cần che nắng, cắm cọc.

4. Phân bón:
Cây con nên bón 4 -5 lần/năm, lượng bón tùy tuổi cây. Khi cây bắt đầu cho quả, nhu cầu phân Kali cao hơn, và lượng bón ổn định ở năm thứ 9, thứ 10. Các giai đoạn sinh trưởng của cây bơ mùa nghịch khác nhiều so với cây cà phê nên cần có chế độ dinh dưỡng cân đối theo tuổi và giai đọan.

Cần bổ sung vôi và phân hữu cơ, phun bổ sung phân qua lá như phân bón lá cao cấp Alpha Super, Antonic, Thần Dược giai đoạn KTCB hoặc sau bón lần 1 và lần 3; Dùng Grow More trước và sau bón lần 4.

5.Tỉa cành tạo tán
Tiến hành 2 -3 lần/năm giai đoạn KTCB hoặc 1 lần sau thu hoạch, chú ý tỉa chồi của gốc ghép, tỉa những cành sâu bệnh sát đất, tỉa trống gốc nâng dần độ cao, tạo tán tròn đều thông thoáng đôi khi lệch về hướng gió lớn. Nên bỏ hoa ra trong năm đầu để cây đủ sức phát triển. Ơ cây còn nhỏ, chưa ổn định, điều kiện chăm kém, thiếu nước, tỉa không hợp lý đôi khi cây ra lệch mùa so với đặc tính giống!

6. Tưới và tủ gốc
Cây bơ cần lượng nước vừa phải nhưng tưới nhiều lần. Có thể  tưới 10-15 ngày/lần trong mùa khô kết hợp tủ gốc, không cần tưới quá đẫm hay đầy bồn, kết hợp bón 2 lần phân trong mùa khô.

Việc tưới quá đẫm, sau đó để đất khô nứt sẽ làm đứt rể non, cây không phát triển hoặc chết.

7. Phòng trừ sâu, bệnh
Ở cây bơ, thiệt hại do bệnh nguy hiểm hơn sâu hại và nên quản lý theo hướng IPM (hạn chế dùng thuốc BVTV), nên tạo vườn thông thoáng, dọn sạch tàn dư, hạn chế ẩm ướt và phun thuốc phòng trị cục bộ.

7.1. Bệnh hại phổ biến
- Bệnh Thối rể, nứt thân:

Do nấm Phytophthrora cinamoni, ở các chân đất ẩm ướt, thủy cấp cao, nấm xâm nhập làm hư rể cọc, sau đó nấm lan tràn phá huỷ cả bộ rễ làm cây chết rụi. Cây bị bệnh có tán lá xơ xác, lá đổi sang mầu xanh nhạt rồi rụng, cành chết dần từ ngọn xuống thân chính.

Cần tránh ẩm ướt liên tục ở vùng rể; Phát hiện sớm những vết nứt dọc, xì mũ trên thân và thâm đen trong mạch gỗ.

- Bệnh khô cành: Do nấm Colletotrichum cloeosporiodes,  nấm xâm nhập vào trên cành làm cành khô chết. Trên trái đã già, nấm xâm nhập qua vết thương, làm trái bị nhũn (thường là ở phần cuối trái).

Ngoài ra, bệnh còn do nắng nóng rọi trực tiếp trong thời gian dài, trường hợp này xuất hiện rất phổ biến ở những cây mới trồng ít lá.

- Bệnh trên quả già : Nấm bệnh xâm nhập từ khi quả đang phát triển (đường kính 1-3cm) tạo ra các điểm đen nhỏ trên vỏ quả, ở các giống bơ Sáp nhìn khá rỏ vào thời điểm sắp thu hoạch những vết nứt nhỏ, hình dấu cộng trên vỏ quả, các điểm đen này nứt và tách ra, làm giảm mẫu mã và giá bán. Nhìn chung, cần tạo vườn thông thoáng, dọn sạch tàn dư, sau đậu trái nên phun thuốc phòng ngừa

7.2. Sâu hại phổ biến
- Côn trùng hại rể: Gồm các đối tượng thường thấy như mối, sùng, dế, kiến, đặc biệt là rệp sáp, tập trung ở tầng đất từ 0 – 50cm, cây bị bệnh có lá vàng nhạt, cây suy dễ chết.

- Bọ xít: Gồm 2-3 loài, chích hút nhựa đọt non, lá non làm héo và chùm đọt, đặc biệt là trái non tạo ra các chấm đen trên vỏ quả và nhiều hạt chai cứng trong thịt quả, mật số cao sẽ làm rụng nhiều quả, là cửa ngõ xâm nhập của nhiều loại nấm bệnh, làm giảm rất rỏ năng suất và chất lượng quả.

- Mọt đục thân cành:

Xuất khá phổ biến trên các vườn bơ, tạo nhiều lổ đục nhỏ trên thân, cành (khác với sâu đục cành) với lớp phấn trắng ở lổ đục (có thể là nấm) xuất hiện từ giữa mùa mưa khá rộ vào đầu đến giữa mùa khô, lổ đục tuy nhỏ và đường đục ngắn nhưng làm giảm quá trình sinh trưởng, phát triển và cành dễ gãy.

8. Thu hái & vận chuyển theo tiêu chuẩn
8.1. Dụng cụ: Gồm sào thu hái gắng với túi hái có lưỡi cắt, bao, bạt gom quả, kéo cắt cành, sọt chuyên chở và tấm lót

8.2. Xác định độ già thu hoạch

Cây bơ ra nhiều đợt hoa, để đảm bảo chất lượng, vụ bơ nên thu hoạch từ 2 – 4 đợt quả, xác định qua nhiều đặc điểm bên ngoài và bên trong

- Bắt đầu có một vài quả già rụng

- Vỏ quả chuyển màu tím hay xanh nhạt hơn, độ bóng thay đổi, có nhiều u cám hay sần hơn

- Âm thanh phát ra khi lắc quả (hạt lỏng)

- Vỏ lụa, vỏ hạt khô, dai và chuyển sang màu cánh dán

- Màu thịt quả vàng hơn

- Xác định qua hàm lượng % chất khô

8.3 Phân loại, vận chuyển
- Cắt cuống còn 5mm, phân loại sơ bộ thành 2–3 loại, xếp vào sọt riêng hay theo lớp riêng, lót carton, rơm để chống sốt, trày sướt, che đậy giỏ bơ bằng bạt gom quả.
Nguồn: http://www.baovethucvat.com

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

A. NHỮNG GIỐNG GÀ NỘI
1. Gà ri
-    Nguồn gốc:  phổ biến nhất ở miền Bắc, miền Trung (ở miền Nam ít hơn).
-    Đặc điểm ngoại hình: Gà mái có màu lông màu vàng và nâu, có các điểm đốm đen ở cổ, đầu cánh và chót đuôi. Gà trống có lông màu vàng tía, sặc sỡ, đuôi có lông màu vàng đen dần ở phía cuối đuôi.

giống gà ri
 
-   Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng gà mái: 1,2 – 1,8 kg; gà trống: 1,5 – 2,1 kg. Thời gian đạt trọng lượng thịt khoảng 4 - 5 tháng. Sản lượng trứng bình thường (80 – 100 trứng/ năm). Gà chỉ đẻ 10 – 15 trứng là lại ấp, thời gian ấp gần 1 tháng. Sức kháng bệnh tốt, dễ nuôi, cần cù, chăm con tốt. Thịt thơm ngon, dai, xương cứng, phẩm chất trứng cao. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng 2,5 – 3,5 kg.
2. Gà Hồ
-   Nguồn gốc: từ làng Hồ, Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
-  Đặc điểm ngoại hình: Tầm vóc to, chân to, lưng rộng. Con trống có màu lông mận chín, thẫm đen, da đỏ, con mái có lông màu xám. Thân hình chắc khỏe, chậm chạp.
 
gà hồ
giống gà hồ
 
-          Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng con mái: 2,7 kg, con trống: 4,4 kg. Thời gian đạt trọng lượng thịt khoảng 6 tháng. Sản lượng trứng thấp 40 – 50 quả / năm. Thồi gian gà mái bắt đầu đẻ khoảng 6 - 8 tháng.
3. Gà tàu vàng
-   Nguồn gốc: Chủ yếu ở phía nam và rất được ưa chuộng vì chất lượng thịt cao, dễ nuôi.
-   Đặc điểm ngoại hình: Gà bị pha tạp nhiều nhưng phần lớn có lông, chân và da đều màu vàng.
 
gà tàu vàng
giống gà tàu vàng
 
-          Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng trưởng thành gà mái: 1,6 – 1,8 kg, gà trống: 2,2 – 2,5 kg. Thời gian đạt trọng lượng thịt là 6 tháng. Sản lượng trứng bình quân (60 – 70 quả/ năm). Gà mái 6 tháng tuổi bắt đầu đẻ trứng, gà mái có đặc tính thích ấp, nuôi con giỏi. Thích hợp với nuôi thả vườn.
4.  Gà Đông Tảo
-   Nguồn gốc: là giống gà thịt có nguồn gốc từ tỉnh Hưng Yên.
-  Đặc điểm ngoại hình: Con trống có lông màu tía sẫm hoặc màu mận chín pha lẫn màu đen. Con mái có lông màu vàng nhạt, mỏ, da và chân vàng. Có vòng cổ chân to, chân to cao, lưng phẳng rộng.
 
gà đông tảo
giống gà đông tảo
 
-  Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng gà mái: 2,5 – 3,5 kg, gà trống: 3,5 – 4,5 kg. Thời gian đạt trọng lượng thịt khoảng 4 - 5 tháng. Sản lượng trứng thấp (50 – 70 trứng/ năm). Gà mái bắt đầu đẻ lúc 5 – 7 tháng.
 
5.  Gà mía
-   Nguồn gốc: từ tỉnh Sơn Tây.
-   Đặc điểm ngoại hình: Con trống có màu lông đỏ sẫm xen kẻ lông màu đen ở đuôi, đùi, lườn, hai hàng lông cánh xanh biếc. Con mái có lông màu vàng nhạt xen kẽ long đen ở cánh đuôi, lông cổ có màu nâu. Là giống gà hướng thịt, có tầm vóc to, ngoại hình thô, đi lại chậm.
 
giống gà mía
giống gà mía
 
-          Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng trưởng thành gà mái: 2,5 – 3 kg, gà trống 4,4 kg. Thời gian đạt trọng lượng thịt khoảng 5 tháng. Sản lượng trứng thấp (55 – 60 quả/ năm). Thời gian gà mái bắt đầu đẻ khoảng 7 tháng.
6.  Gà nòi
-   Nguồn gốc: Giống gà này có ở khắp các miền Việt Nam, thường gọi là gà chọi hay gà đá…
-   Đặc điểm ngoại hình: Con trống có lông màu xám, màu đỏ lửa xen lẫn các vệt xanh biếc, con mái có màu xám đá, vóc dáng to, chân cao, chân cao, cổ cao, thịt đỏ rắn chắc.
ga-noi-mien-bac
Giống gà nòi ở miền bắc
gà nòi miền nam
Giống gà nòi ở miền nam
 
-   Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng trưởng thành gà mái: 2,0 – 2,5 kg, gà trống: 3,0 – 4,0 kg. Thời gian đạt trọng lượng thịt 5 tháng, sản lượng trứng bình quân (50 – 60 trứng/ năm). Thời gian bắt đầu đẻ là 7 tháng. Con trống được dùng để lai với gà Ri và các giống gà khác để sản xuất con lai nuôi thịt.
      Ngoài các giống gà nêu trên còn một số giống khác nhưng ít phổ biến như: giống gà lai Miên thường nuôi ở Tây Ninh, gà Mèo của đồng bào H’mông ở vùng núi phía Bắc.
 
7. Giống gà ác
-   Đặc điểm ngoại hình: Sắc lông trắng tuyền, mỏ và da chấm đen, chân 5 ngón đen xanh. Gà mái ấp và nuôi con khéo.
 
gà ác
Giống gà ác
 
-   Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng trưởng thành con mái: 0,5 – 0,6 kg, con trống: 0,7 – 0,8 kg. Gà mái đẻ 1 – 2 trứng/ lứa, sản lượng trứng 70 – 80 quả/ năm. Người ta nuôi gà ác để làm thuốc hay chế biến như một món ăn đặc sản. Hiện nay giống gà này bị tạp pha với một số giống khác như: gà ri, gà Tàu Vàng, gà Tre…
8. Giống gà tre
-    Nguồn gốc: Giống gà này thường gặp ở những vùng nông thôn phía Nam.
-   Đặc điểm ngoại hình: Gà có sắc lông sặc sỡ, nhanh nhẹn, thịt thơm ngon (nhiều nơi cũng nuôi để làm cảnh).
 
gà tre
Giống gà tre
 
-   Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng trưởng thành gà mái: 0,6 – 0,7 kg, gà trống: 0,8 – 10 kg. Gà mái đẻ trứng trung bình (40 – 50 trứng/ năm).
 
B. NHỮNG GIỐNG GÀ NGOẠI NHẬP
I.  Giống gà thịt
1. Gà Tam Hoàng
-   Nguồn gốc: Xuất xứ từ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
-   Đặc điểm ngoại hình: Gà có đặc điểm lông, da, chân màu vàng. Cơ thể hình tam giác, thân ngắn, lưng phẳng, ngực nở, thịt ức nhiều, hai đùi phát triển.
 
gà tam hoàng
Giống gà tam hoàng
 
-     Chỉ tiêu kinh tế: Gà nuôi đến 70 – 80 ngày tuổi đã có thể đạt trọng lượng 1,5 – 1,75 kg. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng là 2,5 – 3 kg. Gà mái bắt đầu đẻ vào khoảng 125 ngày tuổi. Sản lượng trứng đạt 135 quả/ năm. Trọng lượng trưởng thành gà mái: 1,8 – 2,0 kg, gà trống: 2,2 – 2,8 kg. Gà có những đặc điểm rất giống với gà Ri của nước ta, phẩm chất thịt thơm ngon, phù hợp với điều kiện chăn thả ở Việt Nam cũng như nuôi công nghiệp và bán công nghiệp.
* Lưu ý: Gà Tam Hoàng được nhập vào nước ta theo nhiều nguồn, thường ít khi được thuần nhất và đạt tiêu chuẩn giống. Do đó người nuôi phải hiểu biết và mua đúng giống thì nuôi mới đảm bảo.
2. Gà Hybro (HV 85)
-     Nguồn gốc: Có nguồn gốc từ Hà Lan.
-     Đặc điểm ngoại hình: Gà có màu lông trắng, ngực rộng, thân hình vạm vỡ, tăng trọng nhanh.

Giống gà Hybro 
-          Chỉ tiêu kinh tế: Gà thịt sau 7 tháng đạt trọng lượng 2,0 – 2,3 kg. Tiêu tốn thức ăn 2,2 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng.
3. Giống Gà Sasso
-     Nguồn gốc: Là giống gà nặng cân của Pháp, có thể nuôi thả vườn.
-     Đặc điểm ngoại hình: Gà có lông màu nâu đỏ, da chân vàng.
gà sasso
 Giống gà sasso
-          Chỉ tiêu kinh tế: Nếu nuôi theo phương pháp nữa nhốt nữa thả 90 – 100 ngày có thể đạt trọng lượng 2,1 – 2,3 kg. Tiêu tốn thức ăn 3,1 – 3,5 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng.
 
4. Gà Lương Phượng
-    Nguồn gốc: Xuất xứ từ Trung Quốc.
-    Đặc điểm ngoại hình: Gà có hình dáng bên ngoài giống với gà Ri, bộ lông có màu vàng, dày, bóng, mượt. Mào và phần đầu màu đỏ. Da màu vàng, chất thịt min, vị đậm. Gầ trống có màu vàng hoặc tía sẫm, mào đơn, hông rộng, lưng phẳng, lông đuôi dựng đứng, đầu và cổ gọn, chân thấp và nhỏ.
 
gà lương phượng
Giống gà lương phượng
 
-          Chỉ tiêu kinh tế: Gà xuất chuồng lúc 70 ngày tuổi cân nặng 1,5 – 1,6 kg. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng là 2,4 – 2,6 kg. Giống gà này rất phù hợp với điều kiện chăn thả tự do.
5.Gà Hubbard
-     Nguồn gốc: Có nguồn gốc từ Mỹ.
-    Đặc điểm ngoại hình: Gà có lông màu trắng, ngực rộng, thân hình nỡ nang.

Giống gà Hubbard
 
-   Chỉ tiêu kinh tế: Sau 4 tháng gà mái đạt trọng lượng 3,6 – 3,8 kg, gà trống đạt: 4 – 4,2 kg. Tiêu tốn thức ăn 2 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng.
6. Gà Plymouth
-    Nguồn gốc: Có nguồn gốc từ Mỹ.
-    Đặc điểm ngoại hình: Lông màu trắng tinh, hoặc vân đen, thân hình hơi ngắn, ngực nở.

Giống gà Plymouth
-  Chỉ tiêu kinh tế: Sau 4 tháng tuổi gà trống nặng từ 3 – 3,8 kg, gà mái từ 2,8 – 3,3 kg. Sản lượng trứng từ 150 – 160 trứng/ năm. Tiêu tốn thức ăn 3 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng. Gà có thể nuôi theo kiểu bán công nghiệp.
7.Gà BE
-      Nguồn gốc: Xuất xứ từ Cuba, là giống gà thịt cao sản
-     Đặc điểm ngoại hình: Gà dòng thuần có màu lông trắng, gà có năng suất cao, ưu thế rõ rệt khi được lai với các dòng gà mái khác.
-          Chỉ tiêu kinh tế: Gà đạt trọng lượng 2,1 kg sau 7 tuần nuôi.
8. Giống gà AA. (Arboi Acres)
-    Nguồn gốc: Là giống gà cao sản có nguồn gốc từ Mỹ.
-    Đặc điểm: Gà có năng suất cao hơn BE và HV85. Khi gà trống 7 tuần đạt trọng lượng 3,2 kg, gà mái: 2,6 kg. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng chưa đến 2 kg. Hiện nay giống gà này rất được ưu chuộng, tuy nhiên vì lớn nhanh nên yêu cầu về nuôi dưỡng và kỹ thuật cao chỉ phù hợp với những cơ sở chăn nuôi lớn.
gà Arboi Acres
Giống gà Arboi Acres
 
9. Giống Ross 208
-    Nguồn gốc: Gà xuất xứ từ Hung Ga Ri.
-     Đặc điểm: Gà 7 tuần tuổi đạt 2,29 kg, tiêu tốn thức ăn 1,97 kg cho 1 kg tăng trọng.
10.Giống Avian:
      Xuất xứ từ Mỹ, có những đặc tính giống gà AA.
11. Giống gà Isa Vedette
-     Nguồn gốc: Là giống gà thịt của Pháp.
-    Đặc điểm: Gà trống 7 tuần tuổi đạt 2,577 kg, gà mái đạt: 2,374 kg. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng khoảng 1,96 kg.
      Ngoài các giống gà nêu trên còn một số giống khác nhưng ít phổ biến như: gà Cobb, gà Cohman meat, gà Lohmann.
 
II. Một số giống ngoại nhập khác
1. Gà Leghorn
-   
Nguồn gốc: Nhập từ Mỹ
-   Gà có thân hình nhỏ, lông và trứng màu trắng.
-    Gà mái trưởng thành đạt trọng lượng 1,7 – 1,8 kg.

Giống Leghorn
-    Năng suất trứng đạt 270 – 280 trứng/ năm.
-    Tiêu tốn 1 quả trứng hết: 0,13 – 0,16 kg thức ăn.
-    Có thể nuôi theo phương pháp thả vườn, nhưng phải đảm bảo thức ăn tốt.
-     Không nên nuôi quá 2 năm vì sức đẻ giảm.
2. Gà Gold – Line
-    Con mái có lông màu nâu, con trống màu trắng nên có ý nghĩa trong việc chọn trống mái ngay từ khi gà con mới nở.
-     Năng suất trứng 250 – 300 trứng/ năm. Trứng có màu nâu.
-    Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng hết: 1,5 – 1,6 kg thức ăn.
-     Gà có ưu điểm là chu kỳ đẻ trứng dài (có thể kéo dài tới 15 tháng hoặc hơn)
3. Gà Brown nick
-     Gà nhập từ Mỹ, gà mái có lông màu nâu, gà trống có lông màu trắng.
-     Năng suất trứng đạt 280 – 300 trứng/ năm.
-    Trứng có vỏ màu nâu, tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng là 1,5 – 1,6 kg thức ăn.
      Ngoài các giống gà nêu trên còn một số giống khác như: gà Hisex Brown, gà Hy – Line, gà Isa Brown là những giống gà chuyên trứng tiên tiến trên thế giới cho năng suất 280 – 300 trứng/ năm. Tiêu tốn thức ăn để sản xuất 10 quả trứng khoảng 1,5 – 1,6 kg thức ăn, trọng lượng trứng nặng bình quân 50 – 60 g.
 
III. Gà kiêm dụng
1.Gà Rohde đỏ
      - Nguồn gốc: vùng Rhode Island
      - Đặc điểm ngoại hình: Thân hình vuông vức, dáng đẹp cân đối, ức rộng và sâu, lườn dài và thẳng. Gà có lông màu đỏ, mồng đơn trung bình, vành tai màu đỏ, chân và da màu vàng.
      - Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng gà mái trưởng thành nặng 2,5 - 3 kg, gà trống nặng 3,4 - 4kg, gà con 1 ngày tuổi nặng khoảng 40g, tốc độ tăng trọng không cao (10 tuẩn tuổi đạt trọng lượng bình quân khoảng 1,3 - 1,5kg). Năng suất trứng khoảng 180 - 200 quả /năm, trứng nặng trung bình 55 - 60 g, vỏ màu nâu nhạt.
* Gà rhode đỏ được sử dụng để lai tao với gà ri địa phương có phẩm chất thịt thơm ngon cho ra giống gà rhode-ri có nhiều đặc tính tốt phù hợp với điều kiện nuôi thả vườn và thị hiếu của người tiêu dùng.
2. Gà New Hamp Shire
- Nguồn gốc: Được chọn lọc chủ yếu ở bang Newhamshire.
      - Đặc điểm ngoại hình: Gà có lông màu vàng nâu với lông xanh đen điểm vùng cuối cánh và đuôi, mồng đơn trung bình, chân và da màu vàng.
      - Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng gà mái trưởng thành nặng 2,3 – 3 kg, gà trống nặng 3,5 - 4 kg. Gà con chậm lớn (ở 10 tuần tuổi nặng khoảng 1,2 - 1,4 kg). Phẩm chất thịt thơm ngon, năng suất trứng đạt khoảng 200 - 220 quả /năm, trứng nặng khoảng 60g.
* Gà Newhamshire được sử dụng để tạo ra các giống gà chuyên trứng có sức sống cao. Với đặc điểm thuận lợi đó là sự di truyền màu sắc lông theo giới tính (autosex) nên gà Newhamshire được sử dụng trong công tác phân biệt trống mái theo màu lông khi gà con mới nở, điều này đã đem lại nhiều lợi ích như giảm chi phí thức ăn, công sức và diện tích nuôi gà hậu bị.
3.Gà Susnex
- Nguồn gốc: Là giống gà được nuôi phổ biến ở Anh và các nước Châu Âu khác.
      - Đặc điểm ngoại hình: Gà có hai màu lông vàng trắng và vàng nâu với những đốm đen ở cổ và đuôi, mồng đơn trung bình, vành tai đỏ, da và chân trắng.
      - Chỉ tiêu kinh tế: Gà mái trưởng thành nặng khoảng 2,5 - 2,8 kg, gà trống nặng khoảng 3 - 3,2 kg, gà màu trắng có tầm vóc nhỏ hơn gà màu vàng sẫm, thịt thơm ngon. Năng suất trứng tương đối cao: 200 – 240 trứng /năm.
* Gà susex được sử dụng làm dòng mái để lai tạo ra gà hướng trứng cao sản và sử dụng phương thức autosex.
4.Gà lai Rohde-ri
-          Nguồn gốc: Là nhóm giống lai do viện chăn nuôi tạo ra bằng cách lai giữa gà Rohde và gà Ri.
-          Đặc điểm ngoại hình: Lông gà màu vàng nâu, trọng lượng 2 – 2,5 kg.
-          Chỉ tiêu kinh tế: Sản lượng trứng 150 – 170 trứng/ năm. Gà thích hợp với nuôi phương thức nữa nhốt, nữa thả, và được phổ biến ở phía Bắc.
5.Gà BT1
-          Nguồn gốc: Do trung tâm nghiên cứu phát triển chăn nuôi Bình Thắng thuộc viện khoa học nông nghiệp miền Nam lai tạo từ giống Rohde-ri và Gold-line.
-          Đặc điểm ngoại hình: Gà có tầm vóc to, mào đơn, chân cao vừa phải, chắc khỏe. Con trống có màu lông đỏ xen một số sọc đen ở đuôi và cánh, lưng phẳng rộng. Con mái có màu lông nâu nhạt. Gà có đầu thanh, bụng xệ, da và chân màu vàng.
-          Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng trưởng thành gà trống đạt: 3,2 – 3,6 kg, gà mái: 2,2 – 2,5 kg. Gà nuôi bán thịt lúc 5 tháng tuổi đạt: trống: 2,0 - 2,2 kg, mái: 1,5 -1,7 kg. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng là: 2,9 – 3,2 kg thức ăn. Gà mái đẻ lúc 4 – 5 tháng tuổi, và gà không biết ấp. Sản lượng trứng đạt 180 – 200 trứng/ năm. Khối lượng trứng đạt: 54 – 55 g/ trứng. Chi phí thức ăn cho 10 quá trứng là 1,8 – 1,9 kg thức ăn.
* Gà có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu của nhiều vùng, có khả năng tự tìm thức ăn cao.
      Ngoài các giống gà nêu trên còn một số giống khác như: gà Astralerp, gà Moravia…